Vệ sinh quán ăn, nhà hàng

Vệ sinh nhà hàng tưởng chừng chỉ là những công việc đơn giản, nhanh chóng nhưng sự thật thì không phải như vậy. Bởi việc vệ sinh nhà hàng sẽ phải đáp ứng các tiêu chuẩn khác nhau về vệ sinh để mang lại hiệu quả tốt nhất. Mỗi khu vực cũng như các dụng cụ sẽ có cách vệ sinh khác nhau. Cùng tìm hiểu chi tiết quy trình vệ sinh dụng cụ nhà hàng để thấy được tầm quan trọng của việc vệ sinh đúng cách trong bài viết dưới đây.

I. Lý do nên vệ sinh dụng cụ nhà hàng định kỳ

Vệ sinh nhà hàng cũng như các loại dụng cụ sẽ giúp duy trì hình ảnh, tạo sự ấn tượng và thu hút với khách hàng tốt hơn. Vì thế nhu cầu vệ sinh các khu vực như khuôn viên, vị trí bên trong (hành lang, bếp…) cũng cần được quan tâm

Quá trình vệ sinh dụng cụ nhà hàng đòi hỏi phải tỉ mỉ và sử dụng đúng các loại hóa chất tẩy rửa cho phép. Các dụng cụ sạch sẽ sẽ tạo cảm giác thoải mái cho các đầu bếp, tạo ra các món ăn ngon đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Một số lý do nên vệ sinh dụng cụ nhà hàng định kỳ có thể kể đến như:

  • Tiết kiệm chi phí mua các dụng cụ nếu thường xuyên vệ sinh và bảo quản đúng cách
  • Làm nổi bật hình ảnh về một nhà hàng sạch sẽ, chuyên nghiệp giúp khách hàng có cái nhìn tích cực về nhà hàng

Vệ sinh dụng cụ nhà hàng

II. Vệ sinh nhà hàng bao lâu một lần? 

Vệ sinh nhà hàng nói chung và dụng cụ nói riêng cần được làm thường xuyên để đảm bảo không gia luôn sạch sẽ, không tích tụ dầu mỡ gây mất thẩm mỹ.

  • Các dụng cụ có thời gian sử dụng lâu như bếp ga, bàn ghế, bình chữa cháy cần có lịch kiểm tra và vệ sinh theo tuần, tháng, quý…
  • Đối với bàn ghế, bàn ăn… cần được lau dọn mỗi ngày, đặc biệt sau khi khách hàng thưởng thức món ăn xong.

>> Việc vệ sinh thường xuyên cũng giúp tiết kiệm thời gian và công sức hơn so với việc vệ sinh sau một thời gian dài.

II. Cần chuẩn bị những gì để vệ sinh nhà hàng

Vê sinh dụng cụ nhà hàng với từng dụng cụ sẽ cần có sự chuẩn bị khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung tất cả khi vệ sinh đều cần có khăn lau sạch, nước và các loại nước tẩy rửa chuyên dụng. Cần lựa chọn kỹ lưỡng các loại nước tẩy rửa do nhiều vết bẩn cứng đầu việc vệ sinh bằng nước sẽ không loại bỏ được. Chỉ dùng nước tẩy rửa có các thành phần an toàn, tránh những loại có hại cho sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm: Những điều cần biết về vệ sinh trong chế biến thực phẩm

III. Quy trình vệ sinh dụng cụ nhà hàng đạt chuẩn vệ sinh

Tùy từng khu vực và các dụng cụ nhà hàng cụ thể sẽ có những phương pháp vệ sinh khác nhau. Quy trình vệ sinh dụng cụ nhà hàng loại bỏ các vết bẩn dựa trên những phương pháp sau

  • Rửa: Dùng các chất tẩy rửa an toàn và nước sạch để vệ sinh nhiều lần
  • Chà rửa: Dùng máy chà sàn hoặc các loại hóa chất để làm sạch vết bẩn cũng như đánh bóng bề mặt sàn
  • Hút: Sử dụng máy hút bụi để làm sạch bụi bẩn trên bề mặt dụng cụ và ở các ngõ ngách

3.1. Quy trình vệ sinh dụng cụ nhà hàng dựa trên thời gian làm việc

Quy trình vệ sinh dụng cụ nhà hàng bắt đầu từ trước, trong và sau ca làm việc. Cụ thể:

Trước ca làm việc

Trước ca làm việc của mình, các nhân viên nhà bếp cần vệ sinh trước khi bắt tay vào việc chuẩn bị và chế biến đồ ăn cho khách hàng. Quy trình vệ sinh dụng cụ nhà hàng ở thời điểm này gồm những công việc sau:

  • Dùng một miếng vải hoặc dùng miếng bọt biển để làm sạch các bề mặt xung quanh bếp, với các dụng cụ trực tiếp nấu nướng cần được khử khuẩn để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Làm sạch bồn rửa tay, các vòi nước và trạm rửa tay
  • Vệ sinh sàn nhà, lau dọn các vật dụng như bàn ghế, quầy thu ngân…

Trong ca làm việc

  • Sau mỗi lần chế biến món ăn cần loại bỏ dầu thừa, thức ăn thừa và các mảnh vụ thức ăn rơi xung quanh
  • Vệ sinh thớt, dao giữa các lần chế biến món ăn
  • Bỏ rác trong quá trình chế biến món ăn đúng nơi quy định
  • Chất thải, đồ ăn thừa cần được làm sạch càng sớm càng tốt để hạn chế việc vi khuẩn phát sinh
  • Lau dọn khu vực khách hàng thưởng thức thức món ăn sau khi khách rời nhà hàng

Quy trình vệ sinh dụng cụ nhà hàng

Sau khi hết ca làm việc

  • Vệ sinh dụng cụ nhà hàn sau khi hết ca cũng rất cần thiết.
  • Sử dụng khăn lau hoặc miếng bọt biển để lau chùi các khu vực trong bếp
  • Rửa các dụng cụ đã sử dụng trong ca làm việc
  • Bỏ tạp dề đã qua sử dụng vào khu vực sẵn sàng giặt sạch
  • Quét dọn và lau sàn bếp,
  • Bảo quản các nguyên liệu còn lại đúng cách và loại bỏ các thức ăn thừa còn sót lại
  • Tổng vệ sinh và kiểm tra các khu vực trong nhà hàng trước khi đóng cửa

3.2. Quy trình vệ sinh dụng cụ nhà hàng dựa theo khu vực

Từng khu vực trong nhà hàng sẽ sử dụng các dụng cụ khác nhau, vì thế việc vệ sinh cũng có thể chia theo khu vực. Cụ thể:

Khu vực ăn uống

Khu vực ăn uống là nơi tiếp khách và bày món ăn, đồ uống. Cần đảm bảo bàn ghế nơi ăn uống luôn sạch sẽ. Sau khi khách thưởng thức món ăn cần nhanh chóng dọn các phần thức ăn còn thừa và lau sạch các vết bẩn xuất hiện trên mặt bàn, tránh gây mất thiện cảm với khách hàng đến sau.

Khu vực bếp, bar

Quy trình vệ sinh dụng cụ nhà hàng ở khu vực bếp, quầy bar cần được đảm bảo đặc biệt do đây là những dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với các món ăn. Trước và sau khi sử dụng dụng cụ như xoong, chảo,… để chế biến món ăn; máy xay, thìa, cốc.. dùng để pha chế đồ uống đều cần được vệ sinh bằng nước rửa chén sạch sẽ.

Vệ sinh chén cốc nhà hàng

Khu vực nhà vệ sinh

Nhà vệ sinh là nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ sản sinh vi khuẩn, đây cũng là nơi khách hàng đánh giá chất lượng dịch vụ của nhà hàng vì thế cần được vệ sinh thường xuyên. Việc dọn dẹp nhà vệ sinh cần được tiến hành trước và sau mỗi ca làm việc. Nước tẩy rửa chuyên dụng, thường xuyên kiểm tra tránh trường hợp nhà vệ sinh do không được vệ sinh nên bị ách tắc khiến khách hàng không thể sử dụng. Nên sử dụng các viên ném giúp hạn chế mùi trong nhà vệ sinh, giúp nơi đây luôn sạch sẽ và thơm tho

Khu vực lễ tân, tiếp khách

Khu vực lễ tân, tiếp khách là bộ mặt đại diện của nhà hàng. Khách hàng khi bước vào nhà hàn nếu thấy quầy lễ tân sạch sẽ, ngăn nắp sẽ có thiện cảm và thoải hơn trong quá trình thưởng thức món ăn. Ở khu vực này chỉ cần tập trung vào việc quét dọn sàn nhà do có nhiều người thường xuyên qua lại và hút bụi xung quanh khu vực quầy.

Việc vệ sinh khu vực lễ tân cũng cần thực hiện trước và sau khi kết thúc các ca. Trường hợp khách đi lại quá nhiều cũng cần vệ sinh ngay lập tức, tránh để các vết bẩn bám lâu trên sàn khu vực lễ tân vừa khiến việc vệ sinh sau đó mất thời gian hơn vừa khiến khách vào nhà hàng cảm thấy không thoải mái.

IV. Tạm kết

Áp dụng quy trình sinh dụng cụ nhà hàng đúng cách là việc làm giúp tạo môi trường làm việc lành mạnh, sạch sẽ cho nhân viên đồng thời tạo thiện cảm tốt với khách hàng ghé qua. Để xây dựng thành công thương hiệu và hình ảnh cho nhà hàng cần quan tâm vào những chi tiết nhỏ nhất từ việc vệ sinh đến quản lý nhà hàng.

Nếu bạn đang quan tâm, tìm hiểu những kiến thức hữu ích liên quan đến việc khởi nghiệp, xây dựng, quản lý nhà hàng, quán ăn, hãy thường xuyên theo dõi những bài viết tiếp theo. Rất nhiều những kiến thức thú vị sẽ được cập nhật mỗi ngày, đừng bỏ lỡ nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *